- All
- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm nhà tư nhân
- Bảo hiểm sức khỏe
- Bảo hiểm tai nạn
- Bồi thường
- Kiến thức chung
- Xe cơ giới
- Xe máy
- Xe ô tô
– Khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP”
– Đồng thời tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, cụ thể:
“Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”
Như vậy, người tham gia giao thông có thể sử dụng bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử và xuất trình bảo hiểm xe máy bắt buộc bản điện tử cho cơ quan chức năng khi có yêu cầu thay cho bảo hiểm xe máy bắt buộc bằng giấy.
Trường hợp người tham gia giao thông không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc (bản giấy hoặc bản điện tử) thì bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng theo điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Thương tật thân thể:
Là tổn thương thân thể gây ra bởi tai nạn, là hậu quả đầu tiên của tai nạn và không phải là hậu quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó và không phải là hậu quả của sự suy yếu thể lực, khuyết tật, quá trình thoái hóa hoặc bệnh tồn tại trước khi bắt đầu bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này
Thương tật tạm thời:
Là tình trạng mà Người được bảo hiểm bị thương tật không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc hàng ngày của mình trong một khoảng thời gian nhất định.
Thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Là thương tật thân thể do tai nạn gây ra làm cho Người được bảo hiểm bị cản trở hoàn toàn khi tham gia vào công việc của người đó hay bị mất hoàn toàn khả năng lao động trong bất kỳ loại lao động nào kéo dài suốt 12 tháng liên tục
Và không có khả năng tiến triển của thương tật đó theo kết luận của bác sĩ hoặc, theo kết luận của hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể vĩnh viễn từ 81% trở lên.
Thương tật bộ phận vĩnh viễn:
Là thương tật thân thể làm cho Người được bảo hiểm vĩnh viễn mất đi chức năng hoạt động bình thường của một hay nhiều bộ phận của cơ thể. Việc xác định thương tật bộ phận vĩnh viễn theo kết luận của bác sĩ hoặc hội đồng giám định y khoa.
Tai nạn: là sự kiện bất ngờ, không lường trước được, ngoài ý muốn của Người được bảo hiểm, gây ra bởi một lực từ bên ngoài tác động lên thân thể Người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất làm cho Người được bảo hiểm bị thương tật thân thể hoặc tử vong.
Thương tật thân thể: là tổn thương thân thể gây ra bởi tai nạn, là hậu quả đầu tiên của tai nạn và không phải là hậu quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó và không phải là hậu quả của sự suy yếu thể lực, khuyết tật, quá trình thoái hóa hoặc bệnh tồn tại trước khi bắt đầu bảo hiểm.
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
…
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
…
Theo quy định trên thì đối với xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe ô tô) thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Cho nên trường hợp của anh bị xử phạt 500.000 đồng cũng có căn cứ.
Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì các điều kiện cần thiết của người lái xe tham gia giao thông được quy định như sau:
Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. - Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, người lái xe cơ giới tham gia giao thông thì bắt buộc phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (tương tự với xe ô tô).
Theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe).
Theo Điều 3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định:
- Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.
- Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong đó:
- Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy theo quy định trên thì xe ô tô phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (có thể gọi tắt là bảo hiểm xe ô tô).
Theo Quy tắc bảo hiểm được gửi kèm với Giấy chứng nhận bảo hiểm của bạn, Công ty bảo hiểm sẽ ra thông báo bồi thường cho bạn trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường hợp lệ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nỗ lực làm việc với Công ty bảo hiểm để công việc này có thể hoàn tất trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc.
Trong một số trường hợp do hồ sơ yêu cầu bồi thường chưa rõ ràng hoặc có nghi vấn hợp lý về dấu hiệu trục lợi, Công ty bảo hiểm có thể tiến hành điều tra xác minh thêm để khẳng định tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Bằng việc nộp và kí giấy yêu cầu bồi thường, bạn đã ủy quyền cho công ty bảo hiểm có thể tiến hành công việc liên hệ với các cơ sở y tế, cơ quan công an hoặc các cơ quan khác có liên quan để thực hiện công việc này. Trong trường hợp này Công ty bảo hiểm sẽ thông báo với bạn thông qua chúng tôi, nội dung thông báo sẽ bao gồm thời gian xác minh dự kiến, thông thường tối đa khoảng 30 ngày do còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của các cơ quan được tham vấn.
Bên cạnh việc tiếp cận dịch vụ y tế để điều trị thương tật do tai nạn gây ra, bạn hoặc Người thụ hưởng hợp pháp cần thông báo cho Công ty bảo hiểm PVI thông qua hotline 1900.54.54.58 để được ghi nhận sự việc.
Nội dung thông báo bao gồm ngày giờ tai nạn và mô tả sơ bộ về nguyên nhân tai nạn và hậu quả. Việc thông báo này nên được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn.
Sau đó để chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường thương tật do tai nạn, vui lòng xem “Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn” trên trang web này hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ hướng dẫn chi tiết.
Hồ sơ yêu cầu bồi thường phải được gửi tới Công ty bảo hiểm trong vòng 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng.
Bạn có thể mua Bảo hiểm tai nạn cho người thân để tặng cho bất kì ai trong độ tuổi từ đủ 1 đến 70 tuổi đáp ứng điều kiện về đối tượng bảo hiểm của đơn. Bạn hãy điền thông tin người mua bảo hiểm là người thân bạn muốn tặng, GCN bảo hiểm sẽ được gửi đến người nhận.
Các điểm loại trừ chính:
– Tổn thất hoặc thiệt hại gây ra do ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn;
– Tổn thất, thiệt hại đối với các công trình kiến trúc nằm ngoài Ngôi nhà được bảo hiểm;
– Ngôi nhà được bảo hiểm bị bỏ trống, không có người cư trú hoặc không có người sử dụng liên tục từ 60 ngày trở lên tính từ thời điểm trước khi xảy ra tổn thất;
– Chiến tranh, nội chiến (do có tuyên bố hay không), khủng bố, binh biến, nổi loạn, khởi nghĩa, phiến loạn;
– Tịch thu, trưng dụng, trưng thu hoặc phá hủy theo lệnh hợp pháp về mặt pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hành động gian lận, cố ý, đồng lõa của Người được bảo hiểm, Người đại diện hoặc các thành viên gia đình Người được bảo hiểm sinh sống trong Ngôi nhà được bảo hiểm;
Vui lòng tham khảo Quy tắc bảo hiểm đính kèm để biết thêm chi tiết
Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, vui lòng thông báo đến PVI. Sau đó, bạn cần điền Giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu và thu thập hồ sơ bồi thường theo hướng dẫn. Trong trường hợp hồ sơ bạn gửi tới Công ty Bảo hiểm là đầy đủ và hợp lệ. PVI sẽ chi trả bồi thường cho bạn trong vòng 15 ngày làm việc.
Có. Bạn có thể hoàn toàn chủ động lựa chọn đơn vị thi công, sửa chữa để lấy báo giá.
Khi xảy ra thiệt hại được bảo hiểm, vui lòng liên hệ đến số hotline của PVI: 1900 54 54 58 để được nhận hỗ trợ, hướng dẫn làm thủ tục bồi thường.
Có, bạn có thể mua bảo hiểm cho nhà thuê. Tuy nhiên, khi xảy ra tổn thất trong phạm vi bảo hiểm, bạn có thể được yêu cầu chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bên trong ngôi nhà. Chi phí sửa chữa nhà cũng sẽ được bồi thường cho chủ sở hữu hợp pháp của Ngôi nhà được bảo hiểm.