Bảo hiểm tai nạn công nhân – Giải pháp tài chính an toàn cho doanh nghiệp

Quy định bảo hiểm tai nạn công nhân

Bảo hiểm tai nạn công nhân là một loại hình bảo hiểm bắt buộc mà các doanh nghiệp phải mua để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động. Đây là một trong các quy định quan trọng của pháp luật về lao động tại Việt Nam.

Theo Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:

Trách nhiêm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai tai nạn lao động: Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

  • a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Việc chi trả Bảo hiểm tai nạn cho công nhân là một gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện. Do đó, tham gia (mua) bảo hiểm tai nạn công nhân là việc làm bắt buộc và cần thiết để đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, đồng nơi nâng cao uy tính của doanh nghiệp.

LIÊN HỆ BẢO HIỂM TAI NẠN PVI

Loại hình bảo hiểm tai nạn công nhân phổ biến

Bảo hiểm tai nạn công nhân theo quy mô

  • Bảo hiểm tai nạn công nhân tự mua: Mang tính cá nhân và tự nguyện, người lao động tự do có thể tự mua bảo hiểm tai nạn cá nhân  cho mình.
  • Bảo hiểm tai nạn công nhân công ty: Được mua bởi doanh nghiệp cho tất cả người lao động có ký hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận lao động với doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề lao động mà sẽ có mức quy định về bảo hiểm tai nạn lao động tương ứng. VD: Bảo hiểm tai nạn lao động cho công nhân xây dựng theo thông tư 50/2022/TT-BTC ngày 11 tháng 08 năm 2022 quy định mức bảo hiểm tối thiểu cho công nhân xây dựng là 100 triệu đồng/người/vụ.

Bảo hiểm tai nạn công nhân theo quyền lợi

  • Bảo hiểm tai nạn công nhân cơ bản: Chi trả cho các trường hợp chấn thương, đe dọa tính mạng hoặc tàn tật vĩnh viễn theo tỷ lệ thương tật.
  • Bảo hiểm tai nạn công nhân mức trách nhiệm cao: Chi trả cho các chi phí y tế điều trị tai nạn, bao gồm trường hợp phẫu thuật và chi phí nằm viện.

Tiêu chí chọn gói bảo hiểm tai nạn công nhân phù hợp

Đặc điểm và yêu cầu của công việc

  • Lao động loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.
  • Lao động loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.
  • Lao động loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.
  • Lao động loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
Tai nạn lao động

Tai nạn lao động

Tính năng và quyền lợi của gói bảo hiểm

  • Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý.
  • Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới tám mươi mốt phần trăm (81%): Bồi thường theo bảng tỷ lệ thương tật.
  • Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên: bồi thường 100% số tiền bảo hiểm theo quy định.

Phạm vi bảo hiểm và các trường hợp được bảo hiểm

Phạm vi bảo hiểm

  • Bảo hiểm tai nạn công nhân áp dụng cho các tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc và trên đường đi làm việc trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Các loại tai nạn lao động gây ra chấn thương, tàn tật hoặc tử vong đều được bảo hiểm.

Các trường hợp bị loại trừ bảo hiểm

  1. Tổn thất phát sinh do chiến tranh, bạo loạn, đình công, hành động của các thế lực thù địch, nổi loạn, hành động ác ý nhân danh hoặc có liên quan tới các tổ chức chính trị, tịch biên, sung công, trưng dụng, trưng thu hay phá hủy hoặc bị gây thiệt hại theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2. Tổn thất phát sinh do hành động khủng bố.
  3. Tổn thất phát sinh do phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân, nhiễm phóng xạ.
  4. Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên cổng trường trong trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
  5. Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm theo tại Khoản 9 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
  6. Tổn thất phát sinh do ngừng công việc thi công xây dựng hoặc tổn thất do hậu quả của ngừng công việc thi công xây dựng (dù là ngừng một phần hoặc toàn bộ công việc thi công).
  7. Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

"*" indicates required fields

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: