Hướng Dẫn Làm Hồ Sơ Bồi Thường Bảo Hiểm Tai Nạn

Ngoài quyền lợi bảo hiểm tai nạn, thì việc bồi thường bảo hiểm tai nạn cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm. Để việc bồi thường bảo hiểm tai nạn được thuận lợi và chính xác thì cần những hồ sơ và giấy tờ gì? Mời bạn tham khảo hướng dẫn sau đây:

Khi xảy sự kiện bảo hiểm Bên mua bảo hiểm/ Người được bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng hợp pháp phải thông báo bằng văn bản trong vòng 30 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm tới Bảo hiểm PVI.

Thời hạn yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn là một (01) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn PVI

Khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn PVI, Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp của Người được bảo hiểm gửi cho Bảo hiểm PVI các chứng từ sau đây:

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm tai nạn

  1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của Bảo hiểm PVI);
  2. Biên bản tường trình tai nạn có xác nhận của cơ quan nơi Người được bảo hiểm làm việc  hoặc chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi Người được bảo hiểm bị tai nạn;
  3. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ: Giấy chứng tử, quyết định của Tóa án có thẩm quyền về việc tuyên bố người được bảo hiểm mất tích do tai nạn (trường hợp mất tích thuộc phạm vi bảo hiểm) và văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp theo quy định pháp luật (trường hợp Người được bảo hiểm tử vong);
  4. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ hoặc thông tin về phương pháp phẫu thuật trên báo cáo y tế, giấy ra viện (trường hợp có phẫu thuật), sổ khám bệnh/ giấy khám bệnh, phiếu chỉ định và kết quả của các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc (trường hợp điều trị ngoại trú).
  5. Bản gốc các hoá đơn liên quan đến việc điều trị theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Đối với trường hợp tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm trên 100.000.000 đồng/người, cung cấp bảng kê viện phí khi điều trị nội trú hoặc phẫu thuật.
  6. Các giấy tờ khác có liên quan đến việc trả tiền bảo hiểm theo yêu cầu của Bảo hiểm PVI phù hợp với quy định của pháp luật.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm Tai Nạn Sinh Hoạt

Tai nạn cá nhân

Tai nạn cá nhân

(VD: Tự té tại nhà, trượt chân …)

  1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu)
  2. Bản sao CMND/CCCD
  3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn (theo mẫu)
  4. Chứng từ y tế bao gồm: giấy ra viện( trường hợp nằm viện), phiếu điều trị ,toa thuốc sổ khám bệnh, kết quả chụp X-Quang MRI, CITI (Nếu có) v.v. hoá đơn VAT ( bảng kê chi tiết nếu có) cho chi phí điều trị trên 200,000 vnd và các giấy tờ có liên quan đến điều trị tai nạn.
  5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp tử vong).

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm Tai Nạn Giao Thông

Tai nạn giao thông

Tai nạn giao thông

(VD: va quẹt xe máy, tai nạn khi đi đường …)

  1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu);
  2. Bản sao giấy phép lái xe/ Đăng ký xe/ CMND hoặc CCCD.
  3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn; trường hợp có CSGT lập biên bản cần cung cấp biên bản tai nạn/ kết luận vu việc tai nạn giao thông.
  4. (Xác nhận điều trị của cơ quan) Chứng từ y tế bao gồm: giấy ra viện ( trường hợp nằm viện), phiếu điều trị ,toa thuốc sổ khám bệnh, kết quả chụp X-Quang MRI, CITI (Nếu có) v.v. hoá đơn VAT ( bảng kê chi tiết nếu có) cho chi phí điều trị trên 200,000 vnd và các giấy tờ có liên quan đến điều trị tai nạn.
  5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp tử vong).

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm Tai nạn Lao Động

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động

(Tại công trường, nhà máy, xí nghiệp …)

  1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu);
  2. Bản sao CMND/CCCD
  3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn;
  4. (Xác nhận điều trị của cơ quan) Chứng từ y tế bao gồm: giấy ra viện( trường hợp nằm viện), phiếu điều trị, toa thuốc sổ khám bệnh, kết quả chụp X-Quang MRI, CITI (Nếu có) v.v. hoá đơn VAT ( bảng kê chi tiết nếu có) cho chi phí điều trị trên 200,000 VND và các giấy tờ có liên quan đến điều trị tai nạn.
  5. Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp tử vong).

Thời gian xử lý bồi thường bảo hiểm tai nạn của Bảo hiểm PVI

  1. Trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ trường hợp bất khả kháng), Quý khách phải gửi thông báo bằng văn bản cho PVI, quá thời hạn trên người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ bị PVI từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm.
  2. Trong vòng 1 (một) năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm (trừ trường hợp bất khả kháng), Quý khách phải gửi đủ hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm hợp lệ cho Bảo hiểm PVI, quá thời hạn trên người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp sẽ mất quyền yêu cầu trả tiền bảo hiểm.
  3. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bảo hiểm PVI sẽ thực hiện bồi thường cho Quý khách.

Các điểm cần lưu ý khi làm hồ sơ bồi thường bảo hiểm tai nạn

  1. Kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ thông tin theo mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm của Bảo hiểm PVI.
  2. Khi xảy ra tai nạn, bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm/người thụ hưởng bảo hiểm phải áp dụng biện pháp cần thiết có thể để giảm thiểu, hạn chế tổn thất, chấp hành chỉ định điều trị của bác sỹ/bệnh viện/cơ sở y tế.
  3. Người được bảo hiểm/bên mua bảo hiểm/người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm có nghĩa vụ thu thập và cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu làm cơ sở giải quyết bồi thường một cách trung thực, chính xác, kịp thời và đầy đủ cho Bảo hiểm PVI, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Bảo hiểm PVI kiểm tra, xác minh rủi ro khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
  4. Nộp phí bảo hiểm đầy đủ ngay sau khi ký hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm phù hợp với các quy định pháp luật.

Bảo hiểm PVI không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm để trục lợi theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Tham khảo thêm:

Loại trừ Bảo hiểm tai nạn PVI – 14 trường hợp mà người mua cần phải biết

Bản tường trình tai nạn bảo hiểm – Hướng dẫn hồ sơ chi tiết

"*" indicates required fields

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: